[:vi]Như chúng ta đã biết, gầu tải là một thiết bị rất quan trọng và hữu ích trong các lĩnh vực chế biến, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi. Đặc thù trong nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là các thiết bị được bố trí theo từng tầng, nguyên liệu sẽ rơi tự do từ máy trên xuống máy dưới. Sự bố trí như vậy sẽ giảm các máy trung gian chuyển liệu như: băng tải, vít tải, xích tải…Để đưa được nguyên liệu lên máy trên cùng thì gàu tải là thiết bị lựa chọn tối ưu nhất.
Gầu tải được cấu tạo từ hai tang trống, một buly chủ động đặt ở trên có gắn động cơ truyền động, buly bị động còn lại đặt ở dưới có gắn cơ cấu căng băng. Các buly này được liên kết với nhau bởi sợi băng gầu, sợi băng này quấn quanh các buly. Cơ cấu căng băng sẽ làm cho băng căng ra tạo ma sát giữa buly và băng gầu. Trên băng gầu người ta sẽ gắn các gầu múc thông qua bulong gầu. Các bulong gầu này có tác dụng giữ chặc gầu múc với băng gầu. Một bộ bulong gầu bao gồm bulong đế đúc hai ngạnh, long đền cong, long đền que và tán keo. Hai ngạnh của bulong gầu bấu chặc vào băng để làm cho bulong không xoay khi vặn tán, long đền cong giữ cho gầu múc khỏi xê dịch, long đền que và tán keo có tác dụng chống tính tự tháo của bulong. Nguyên liệu được đổ vào gầu múc thông qua miệng nhận liệu của gầu tải. Buly chủ động ở trên quay sẽ cuốn băng gầu và gầu múc đi lên, nguyên liệu vì thế cũng đi lên theo, khi gầu múc chứa nguyên liệu đi qua buly trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, vì từ chuyển động thẳng sang chuyển động cong. Lực ly tâm này sẽ làm cho nguyên liệu văng ra ngoài và thoát ra khỏi gầu tải bằng miệng xả liệu. Từ đó nguyên liệu sẽ thoát ra ngoài bằng cửa xả liệu của gầu tải và rơi xuống các máy tiếp theo[:en]Như chúng ta đã biết, gầu tải là một thiết bị rất quan trọng và hữu ích trong các lĩnh vực chế biến, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi. Đặc thù trong nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là các thiết bị được bố trí theo từng tầng, nguyên liệu sẽ rơi tự do từ máy trên xuống máy dưới. Sự bố trí như vậy sẽ giảm các máy trung gian chuyển liệu như: băng tải, vít tải, xích tải…Để đưa được nguyên liệu lên máy trên cùng thì gàu tải là thiết bị lựa chọn tối ưu nhất.

Gầu tải được cấu tạo từ hai tang trống, một buly chủ động đặt ở trên có gắn động cơ truyền động, buly bị động còn lại đặt ở dưới có gắn cơ cấu căng băng. Các buly này được liên kết với nhau bởi sợi băng gầu, sợi băng này quấn quanh các buly. Cơ cấu căng băng sẽ làm cho băng căng ra tạo ma sát giữa buly và băng gầu. Trên băng gầu người ta sẽ gắn các gầu múc thông qua bulong gầu. Các bulong gầu này có tác dụng giữ chặc gầu múc với băng gầu. Một bộ bulong gầu bao gồm bulong đế đúc hai ngạnh, long đền cong, long đền que và tán keo. Hai ngạnh của bulong gầu bấu chặc vào băng để làm cho bulong không xoay khi vặn tán, long đền cong giữ cho gầu múc khỏi xê dịch, long đền que và tán keo có tác dụng chống tính tự tháo của bulong. Nguyên liệu được đổ vào gầu múc thông qua miệng nhận liệu của gầu tải. Buly chủ động ở trên quay sẽ cuốn băng gầu và gầu múc đi lên, nguyên liệu vì thế cũng đi lên theo, khi gầu múc chứa nguyên liệu đi qua buly trên sẽ xuất hiện lực ly tâm, vì từ chuyển động thẳng sang chuyển động cong. Lực ly tâm này sẽ làm cho nguyên liệu văng ra ngoài và thoát ra khỏi gầu tải bằng miệng xả liệu. Từ đó nguyên liệu sẽ thoát ra ngoài bằng cửa xả liệu của gầu tải và rơi xuống các máy tiếp theo[:]